Ngũ Hành là gì?
Theo phong thủy, Ngũ hành trong cuộc sống hàng ngày của con người được coi là nền tảng của vạn vật trong vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên. Tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Hỏa (火), Thủy (水), Mộc (木), Kim (金), Thổ (土). Năm trạng thái này được gọi là Ngũ hành (五行). Dựa vào các mối quan hệ biện chứng Tương sinh, Tương khắc mà sinh ra vạn vật. Ngũ hành không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen, mà đúng hơn là cách quy ước của Triết học cổ đại Phương Đông để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật trong mối tương quan hài hòa, thống nhất.
Tính chất và đặc điểm của Ngũ Hành
Hành Mộc
Mộc khai thác sức mạnh của sự sáng tạo và mở rộng, đồng thời đại diện cho các đặc điểm như tăng trưởng, sinh nở, sức mạnh, tính linh hoạt và trực giác. Quá nhiều Mộc có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp, cứng nhắc và không linh hoạt, trong khi quá ít có thể cho thấy sự thiếu sáng tạo hoặc trầm cảm, không khí xung quanh và trì trệ.
Mộc – Lòng nhân từ: Mộc tượng trưng cho số phận, sự thấp hèn hoặc sự cao quý, tượng trưng cho sự tươi tốt, sum suê, rực rỡ, nở hoa, hưng thịnh, v.v.
Hành Hỏa
Tăng sự nhiệt tình và kỹ năng lãnh đạo bằng cách tối đa hóa yếu tố Hoả. Sử dụng yếu tố Hoả trong thiết kế để khuyến khích tính biểu cảm, cảm hứng và sự táo bạo. Khi có ngọn lửa bùng phát quá mức, nó có thể biểu hiện bằng sự tức giận, hung hăng, cáu kỉnh và hành vi bốc đồng, trong khi quá ít có thể biểu hiện như sự lạnh lùng về cảm xúc, thiếu tầm nhìn, không biểu lộ và thiếu lòng tự trọng.
Hoả – Uy quyền: Ngọn lửa đại diện cho uy quyền, sức mạnh hoặc sự mềm mại, đại diện cho quyền lực, ảnh hưởng, dũng cảm và mãnh liệt.
Hành Thổ
Thổ ảnh hưởng đến sức mạnh thể chất và trật tự. Thổ cũng tạo ra cảm giác chung về mặt đất, sự cân bằng và ổn định. Khi có quá nhiều yếu tố Thổ trong một không gian, mọi người thường sẽ nhận thấy cảm giác nặng nề và cảm thấy buồn chán, uể oải và nghiêm túc hơn. Khi có quá ít yếu tố thuộc hành Thổ, mọi người có thể cảm thấy vô tổ chức, hỗn loạn và không tập trung.
Thổ – Trung thực: Thổ biểu thị địa vị, giàu hay nghèo, đại diện cho sự sinh thành và lớn lên của vạn vật.
Hành Thủy
Biểu hiện của hành Thủy là tính tâm linh và cảm xúc. Thủy cân bằng mang lại nguồn cảm hứng, trí tuệ và sự sáng suốt. Quá nhiều Thủy có thể tạo ra cảm giác chuyển đổi không cân bằng và cảm giác rằng bạn đang chìm đắm trong cảm xúc. Nó có thể làm cho bạn cảm thấy quá tải và căng thẳng. Khi có quá ít yếu tố Thủy, bạn có thể cảm thấy thiếu thông cảm, cô đơn, cô lập, căng thẳng và nhỏ nhen.
Thủy – Trí tuệ: Nước đại diện cho tài năng, hiền nhân hay ngu ngốc, đại diện cho năng khiếu, sự sáng suốt, đầu óc nhanh nhẹn và sự chính xác.
Hành Kim
Kim loại ảnh hưởng đến tinh thần minh mẫn và tính logic. Sự hiện diện của hành Kim trong phòng có thể được cảm nhận trong các đặc điểm cá nhân như tổ chức, tập trung, chính trực và khả năng phân tích. Khi được bao bọc bởi quá nhiều kim loại, bạn có thể bị coi là người hay nói chuyện, chỉ trích thái quá và dễ nói mà không suy nghĩ. Khi có quá ít kim loại, bạn có thể nhận thấy cảm giác trầm lặng, thận trọng và thiếu tập trung.
Kim – Chính nghĩa: Kim loại báo hiệu tuổi thọ và sự bền bỉ, báo trước mọi hình phạt, nguy hiểm, khó khăn và ngõ cụt.

Hình dạng của ngũ hành
Theo quan điểm phong thủy, mỗi hình khối khác nhau mang yếu tố ngũ hành, ý nghĩa và tác dụng phong thủy riêng biệt. Từ đó có thể ứng dụng ngũ hành trong các hình khối khác nhau, kết hợp với màu sắc tương sinh tương hợp để tạo ra sự cân bằng năng lượng.
- Hình khối của Hành Kim: hình tròn, hình oval, hình elip, đường kẻ thẳng.
- Hình khối của Hành Mộc: hình trụ tròn, hình chữ nhật
- Hình khối của Hành Thủy: hình lượn sóng, hình zigzag, hình dạng uốn khúc.
- Hình khối của Hành Hỏa các hình dạng nhọn như hình tam giác, hình chóp
- Hình khối của Hành Thổ hình vuông, hình vuông có bo góc, hình chữ nhật có bo góc
Kết hợp hình khối – màu sắc theo sự tương sinh giữa các hành trong Ngũ hành:
- Kim (tròn, trắng) với thủy (zigzag, đen)
- Mộc (chữ nhật, xanh lục) và với hỏa (tam giác, đỏ)
- Thủy (zigzag, đen) và với mộc (chữ nhật, xanh lục)
- Hỏa (tam giác, đỏ) và với thổ (vuông, vàng)
- Thổ (vuông, vàng) và với kim (tròn, trắng)
Nguyên lý ngũ hành tương sinh – tương khắc
Theo học thuyết ngũ hành tương sinh, chúng ta có những cặp tương sinh như sau:
- Thổ sinh Kim: Kim được tôi luyện từ đất, Thổ bao bọc che chở cho Kim
- Kim sinh Thủy: Kim ở đây khi gặp nhiệt độ cao, hơi nóng sẽ nóng chảy thành kim loại lỏng, chính là Thủy.
- Thủy sinh Mộc: Cây cối sinh sôi nhờ nước
- Mộc sinh Hỏa: Cây cối khi già đi, bị thiêu đốt sẽ sinh ra lửa
- Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt lụi tàn mọi thứ, tàn tro sẽ về đất, chính là Thổ.
Ngũ hành tương khắc:
- Kim khắc Mộc: Kim là những vật dụng làm tổn hại, chặt phá cây cối.
- Mộc khắc Thổ: Cây cối sinh trưởng sẽ hút chất dinh dưỡng làm cho đất đai khô cằn
- Thổ khắc Thủy: Đất ngăn cản nước, kìm nén nước
- Thủy khắc Hỏa: Nước dập lửa, lửa gặp nước lửa lập tức lụi tàn
- Hỏa khắc Kim: Lửa nung chảy kim loại tạo ra thủy, vì vậy Kim bị hỏa khắc.
Ngũ hành phản sinh và ngũ hành phản khắc
Ngũ hành phản sinh
Phong thủy nếu xét về mặt khoa học thì chính một trường phái triết học với đầy đủ cơ sở lý luận. Trong ngũ hành âm dương cũng tồn tại những mối quan hệ biện chứng giữa những cặp phạm trù. Ngũ hành phản sinh và ngũ hành phản khắc trong Ngũ hành chính là cơ sở biện chứng rõ rệt nhất cho tính Triết của phong thủy học cổ đại.
Ngũ hành phản sinh là gì?
Trong Âm dương ngũ hành, Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật. Tuy nhiên, khi mà Sinh quá thịnh sẽ thành ra mất cân bằng, từ đó xảy ra tình trạng phản sinh. Ví dụ như Thủy sinh Mộc, thế nhưng Thủy mang quá nhiều phù sa cây cối không thể hấp thụ hết, hay còn gọi là bị ngợp dẫn đến héo mòn. Đó chính là nguyên do tồn tại quy luật phản sinh trong ngũ hành âm dương.
Biểu hiện của ngũ hành phản sinh:
– Thổ sinh Kim,Kim hình thành trong Thổ, nhưng nếu Thổ quá vượng sẽ đè nén kim, dẫn đến việc Kim không thể sinh ra được.
– Hỏa sinh Thổ nhưng nếu Hỏa quá nhiều thì Thổ cũng sẽ khô cằn như sa mạc, không có chất hữu cơ để dung dưỡng Mộc.
– Mộc sinh ra Hỏa nhưng nếu Mộc nhiều thì Hỏa sẽ gây hại cho môi trường.
– Nước mang đến phù sa, chất dinh dưỡng để cây cối đâm chồi nảy lộc. Tuy nhiên nếu Thủy quá vượng thì Mộc sẽ bị Thủy cuốn trôi.
– Kim sinh Thủy nhưng Kim nhiều thì Thủy sẽ bị đục, ô nhiễm.
Một ví dụ về trường hợp phản sinh của ngũ hành đó là trong việc chọn hướng nhà. Nếu gia chủ chọn hướng chính mệnh, theo nhiều người là tốt, tuy nhiên chưa chắc. Tỷ dụ như người mệnh Kim chọn hướng chính Tây (thuộc hành Kim) thì sẽ khiến cho dương khí quá vượng, dẫn đến thiêu đốt bản mệnh dẫn đến héo mòn, kiệt quệ. Đó chính là biểu hiện của phản sinh trong ngũ hành.
Ngũ hành phản khắc là gì?
Nếu quan hệ giữa Ngũ hành có tương sinh thì có tương khắc, thì đã có phản sinh thì sẽ tồn tại phản khắc để thấy rõ sự huyền diệu trong phép biện chứng phong thủy. Tương khắc tồn tại hai mối quan hệ: Hành Khắc và Hành bị khắc. Ngũ hành phản khắc dùng để lý giải trừong hợp khi hành bị khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho hành khắc bị tổn thương, không còn khả năng khắc hành khác nữa, hay nói cách khác là Hành khắc bị vô hiệu hoá.
Nguyên lý của ngũ hành phản khắc:
– Kim khắc Mộc, nhưng Mộc vượng dương tính dẫn đến Mộc quá cứng sẽ làm cho Kim gãy vụn, lúc này Kim là hành bị tổn thương.
– Mộc khắc Thổ nhưng trong trường hợp Thổ quá vượng (thừa duỡng chất) sẽ khiến Mộc suy yếu.
– Thổ khắc Thủy nhưng Thủy mạnh sẽ khiến cho Thổ bị bào mòn, cuốn trôi, sạt lở.
– Thủy khắc Hỏa đó là tương khắc, tuy nhiên nếu Hoả quá mạnh thì Thủy cũng sẽ bị khô cạn đi mất.
– Hỏa khắc Kim nhưng nếu Kim quá vượng thì Hoả cũng sẽ bị lụi tàn.
Dựa theo học thuyết ngũ hành, có thể nói rằng ngũ hành không chỉ tồn tại các quy luật tương sinh, tương khắc mà còn có cả trường hợp phản sinh, phản khắc xảy ra. Từ đó mới sinh ra vạn biến trong vạn vật mà không ai có thể lường trước được. Nắm được những lý thuyết này của ngũ hành, chúng ta có thể có một cái nhìn biện chứng hơn, đầy đủ và tinh tế về sự việc cũng như con người.
Tìm hiểu về mệnh khuyết ngũ hành
Mệnh khuyết ngũ hành là gì? Hay còn được gọi là Khuyết Mệnh Học, là một trường phái phong thủy mới khởi phát từ thời hiện đại. “Khuyết” nghĩa là ” Thiếu” – Khuyết Mệnh Học căn cứ vào can chi trong ngũ hành và giờ, ngày, tháng, năm sinh của mỗi người mà luận ra được mỗi người trong chúng ta còn thiếu ít nhất là một Ngũ hành (Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy). Và khi thiếu hành gì chúng ta có xu hướng bổ sung hành đó.
Mệnh khuyết ngũ hành được chia làm 4 loại: Khuyết Kim, khuyết Hỏa, khuyết Thủy, khuyết Mộc
Bạn có thể dựa vào phương pháp sau đây để tra cứu Mệnh khuyết của mùa sinh
Mệnh khuyết KIM: Sinh vào mùa Xuân: Từ 19/2 đến 4/5 (Dư Mộc – Thiếu Kim).
Mệnh khuyết THUỶ: Sinh vào mùa Hạ: Từ 5/5 đến 7/8 (Dư Hoả – Thiếu Thuỷ).
Mệnh khuyết MỘC: Sinh vào mùa Thu: Từ 8/8 đến 7/11 (Dư Kim – Thiếu Mộc).
Mệnh khuyết HOẢ: Sinh vào mùa Đông: Từ 8/11 đến 18/2 (Dư Thuỷ – Thiếu Hoả)
Công ty Xây Dựng An Gia mang đến Giải pháp toàn diện về Kiến Trúc – Nội thất – Xây Dựng. Chuyên nghiệp từ công đoạn tư vấn thiết kế đến thi công hoàn thiện…
Tự hào nằm trong Top những công ty xây nhà trọn gói tại Thanh Hóa uy tín chất lượng nhất. Với 10 năm kinh nghiệm thực tế, Xây dựng An Gia mang đến dịch vụ Thiết kế – Thi công xây nhà trọn gói chìa khóa trao tay (Từ xây dựng mới, cải tạo đến nội thất…) Hỗ trợ làm các thủ tục xin cấp phép Xây dựng với mọi loại công trình..
CTY TNHH TM & THIẾT KẾ XÂY DỰNG AN GIA
Add: 246 Trần Hưng Đạo, P. Trung Sơn, TP. Sầm Sơn, Thanh Hóa
Hotline: O 9 2 2 . 1 O 7 . 1 1 1